Mắc sai lầm trong quá trình làm việc là điều người lao động (NLÐ) không thể tránh khỏi. Ðâu là cách khắc phục hiệu quả nhất với những sự cố này?
Một đối tác quen thuộc từ Hồng Kông gửi e-mail đề nghị báo giá bột đậu nành. Nhận e-mail xong, vì thiếu thông tin chính thức, Phạm Ngọc Hưng - phó trưởng phòng kinh doanh của một công ty XNK - không hồi âm ngay và... quên trả lời yêu cầu đó suốt cả tuần.
Mười ngày sau, đối tác này mua chục tấn bột từ một công ty đối thủ của công ty Hưng với giá cao hơn. Lúc này, cả công ty anh mới bối rối tìm nguyên nhân và nhận ra sai lầm xuất phát từ chính người thực hiện thông tin giao dịch.
Tinh thần trách nhiệm cao, sai sót sẽ ít đi
Khi tuyển dụng nhân sự, không ít doanh nghiệp (DN) đưa ra những yêu cầu khắt khe về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc... nhưng lại bỏ qua một yếu tố khác khá quan trọng, đó là tinh thần trách nhiệm.
Ðặc biệt, yếu tố này được các DN nước ngoài đưa lên hàng đầu. “Các DN luôn có kế hoạch đào tạo thêm chuyên môn cho NLÐ. Kỹ năng của họ sẽ được hoàn thiện qua công việc, còn tinh thần trách nhiệm phải khởi nguồn từ ý thức sẵn có. Nó tác động lớn đến chất lượng công việc”. Ông Thomas R. Siebert - Tổng Giám đốc Công ty Sứ vệ sinh American Standard - đã nói như vậy.
Từ đó, điều dễ nhận thấy là tinh thần trách nhiệm cao sẽ hạn chế hết mức những sai lầm có thể xảy ra trong công việc.
Khả năng nhận thức, yếu tố bổ trợ cho tinh thần trách nhiệm
Ngọc Liên là nhân viên điều hành của một công ty du lịch, đang xúc tiến tổ chức tour tham quan Thái Lan cho đoàn cán bộ, công nhân viên của một tổng công ty với nhiều nhà máy phụ thuộc. Trong một lần trò chuyện với cô bạn thân - cũng làm cho một công ty du lịch khác, Liên kể về công việc đang làm của mình.
Cứ tưởng được bạn bè chia sẻ, nhưng không ngờ, từ những thông tin đó, cô bạn của Liên móc nối được với đoàn khách kia bằng cách hạ giá dịch vụ và lựa chọn tuyến tour hấp dẫn hơn. Công ty du lịch của Liên bị thiệt hại lớn sau lần đó. Cho nên, phải thừa nhận một điều là tinh thần trách nhiệm chưa đủ để phòng tránh những sai lầm.
Khả năng nhận thức tính chất công việc không tốt cũng là nguyên nhân sinh ra sai sót. Bà P. A. Beh - Trưởng Phòng Du lịch nước ngoài Công ty Sales Forerank (Malaysia) - cho rằng: “Tiết lộ thông tin làm ăn cho công ty đối thủ là điều tối kỵ trong kinh doanh. Lỗi lầm có thể sinh ra từ sự vô tình, cho nên thiếu cảnh giác, thiếu cân nhắc trước một lời nói hay hành động cũng sẽ để lại hậu quả xấu”.
Làm gì khi lỗi lầm xảy ra?
Bà Rosalie Garret, một thương gia người Anh, cho rằng: “Họ thường bị xuống tinh thần (depressed) sau khi phạm phải một lỗi lầm nào đó dù là vô tình, sau đó sẽ nghỉ việc nếu cảm giác đó không được xóa bỏ”. Theo một số chuyên viên nhân sự, nghỉ việc sau “sự cố” là một phản ứng không đúng, có thể cho là sai lầm của NLÐ vì nó làm thiệt hại cho cả đôi bên: DN thì mất người, NLÐ thì mất việc.
Hầu hết các DN đều có sự nhìn nhận bao dung về vấn đề và cùng nhau tìm hướng khắc phục, ít ra cũng có thêm được bài học kinh nghiệm. “Quan trọng là người đó phải trung thực, sớm thừa nhận sai sót của mình và cùng công ty giải quyết hậu quả”. Ông Lại Chí Khương - Giám đốc Marketing Công ty Hóa Mỹ phẩm Leena - góp ý.
Chân thành nhận lỗi, cùng khắc phục hậu quả... liệu có phải là sự dàn xếp ổn thỏa bởi không ít trường hợp người mắc lỗi đã phải “thân bại danh liệt” sau đó. Ông Khương nhìn nhận: “Cơ hội thăng tiến của người đó sẽ giảm xuống rõ rệt, phải mất một thời gian dài để lấy lại tên tuổi. Trong một số trường hợp đặc biệt, DN sẽ thẳng tay cách chức, thậm chí sa thải”.
Mười ngày sau, đối tác này mua chục tấn bột từ một công ty đối thủ của công ty Hưng với giá cao hơn. Lúc này, cả công ty anh mới bối rối tìm nguyên nhân và nhận ra sai lầm xuất phát từ chính người thực hiện thông tin giao dịch.
Tinh thần trách nhiệm cao, sai sót sẽ ít đi
Khi tuyển dụng nhân sự, không ít doanh nghiệp (DN) đưa ra những yêu cầu khắt khe về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc... nhưng lại bỏ qua một yếu tố khác khá quan trọng, đó là tinh thần trách nhiệm.
Ðặc biệt, yếu tố này được các DN nước ngoài đưa lên hàng đầu. “Các DN luôn có kế hoạch đào tạo thêm chuyên môn cho NLÐ. Kỹ năng của họ sẽ được hoàn thiện qua công việc, còn tinh thần trách nhiệm phải khởi nguồn từ ý thức sẵn có. Nó tác động lớn đến chất lượng công việc”. Ông Thomas R. Siebert - Tổng Giám đốc Công ty Sứ vệ sinh American Standard - đã nói như vậy.
Từ đó, điều dễ nhận thấy là tinh thần trách nhiệm cao sẽ hạn chế hết mức những sai lầm có thể xảy ra trong công việc.
Khả năng nhận thức, yếu tố bổ trợ cho tinh thần trách nhiệm
Ngọc Liên là nhân viên điều hành của một công ty du lịch, đang xúc tiến tổ chức tour tham quan Thái Lan cho đoàn cán bộ, công nhân viên của một tổng công ty với nhiều nhà máy phụ thuộc. Trong một lần trò chuyện với cô bạn thân - cũng làm cho một công ty du lịch khác, Liên kể về công việc đang làm của mình.
Cứ tưởng được bạn bè chia sẻ, nhưng không ngờ, từ những thông tin đó, cô bạn của Liên móc nối được với đoàn khách kia bằng cách hạ giá dịch vụ và lựa chọn tuyến tour hấp dẫn hơn. Công ty du lịch của Liên bị thiệt hại lớn sau lần đó. Cho nên, phải thừa nhận một điều là tinh thần trách nhiệm chưa đủ để phòng tránh những sai lầm.
Khả năng nhận thức tính chất công việc không tốt cũng là nguyên nhân sinh ra sai sót. Bà P. A. Beh - Trưởng Phòng Du lịch nước ngoài Công ty Sales Forerank (Malaysia) - cho rằng: “Tiết lộ thông tin làm ăn cho công ty đối thủ là điều tối kỵ trong kinh doanh. Lỗi lầm có thể sinh ra từ sự vô tình, cho nên thiếu cảnh giác, thiếu cân nhắc trước một lời nói hay hành động cũng sẽ để lại hậu quả xấu”.
Làm gì khi lỗi lầm xảy ra?
Bà Rosalie Garret, một thương gia người Anh, cho rằng: “Họ thường bị xuống tinh thần (depressed) sau khi phạm phải một lỗi lầm nào đó dù là vô tình, sau đó sẽ nghỉ việc nếu cảm giác đó không được xóa bỏ”. Theo một số chuyên viên nhân sự, nghỉ việc sau “sự cố” là một phản ứng không đúng, có thể cho là sai lầm của NLÐ vì nó làm thiệt hại cho cả đôi bên: DN thì mất người, NLÐ thì mất việc.
Hầu hết các DN đều có sự nhìn nhận bao dung về vấn đề và cùng nhau tìm hướng khắc phục, ít ra cũng có thêm được bài học kinh nghiệm. “Quan trọng là người đó phải trung thực, sớm thừa nhận sai sót của mình và cùng công ty giải quyết hậu quả”. Ông Lại Chí Khương - Giám đốc Marketing Công ty Hóa Mỹ phẩm Leena - góp ý.
Chân thành nhận lỗi, cùng khắc phục hậu quả... liệu có phải là sự dàn xếp ổn thỏa bởi không ít trường hợp người mắc lỗi đã phải “thân bại danh liệt” sau đó. Ông Khương nhìn nhận: “Cơ hội thăng tiến của người đó sẽ giảm xuống rõ rệt, phải mất một thời gian dài để lấy lại tên tuổi. Trong một số trường hợp đặc biệt, DN sẽ thẳng tay cách chức, thậm chí sa thải”.
Theo NLĐ
No comments:
Post a Comment