Hydrogen Collection

Wednesday 24 February 2016

Tại sao các doanh nghiệp lại chọn sim số đẹp?

Chơi sim số đẹp đã trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội Việt Nam hiện nay. Không chỉ những người giàu, đại gia hay các nghệ sĩ muốn sở hữu một chiến sim số đệp để thể hiện đẳng cấp. Nhu cầu sử dụng sim số đẹp tại các doanh nghiệp cũng đang tăng cao. Vậy tại sao các doanh nghiệp lại chọn sử dụng sim số đẹp mà không phải là các loại sim khác?

Bởi vì các doanh nghiệp hay các công ty kinh doanh hay sản xuất đều muốn tìm cho mình một chiếc sim số đẹp dễ nhớ mang lại những điều may mắn, an lành cho chính doanh nghiệp của họ như ý nghĩa và tên gọi của các sim đó như: sim thần tài, sim lộc phát, sim đại phát, sim tứ quý,...

Hơn nữa, chiếc sim số đẹp này sẽ thể hiện được đẳng cấp cũng như giúp khách hàng có thể ghi nhớ về chính doanh nghiệp của họ.
Ngoài ra chiếc sim số đẹp này còn mang đến cho chính bạn những điều may mắn, an lành. Không phải bỗng dưng những chiếc sim có những dãy số đẹp lại được bán với giá cao đến như vậy. Tất cả đều có nguyên do của chúng, chúng sở hữu một dãy số quyền quý thì chúng sẽ được nâng lên một tầm vóc mới.
Hiện nay các doanh nghiệp trong nước ta hiện đang tin tưởng và mua sim số đẹp tại các địa chỉ như: sim Thăng Long, sim Vip Hà Nội,...


Việc buôn bán doanh trên các diễn đàn, những trang nhà mạng xã hội và những trang web ngày càng phổ biến và sim số đẹp giúp nâng cao hiệu quả công việc kinh doanh online lên đáng kể. Doanh thu đem lại theo phương pháp kinh doanh online này được tính theo cấp số nhân giúp cho những cá nhân, công ty kiếm được bội tiền. Việc giúp cho khách hàng ghi nhớ đến mình dễ dàng hơn là điều vô cùng cấp thiết vì vậy một “chiêu” thường được các người bán hàng ứng dụng là chọn các hotline số đẹp được coi là những sim số dễ nhớ, dễ đọc tạo sự ấn tượng cho khách hàng.
Sử dụng sim làm hotline là một cách biểu thị sự chuyên nghiệp. Đối công việc thương mại, sim số đẹp mà bạn sở hữu sẽ tạo thiện cảm và ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng hơn về cá nhân và tổ chức của bạn cho dù không quy mô cửa hàng hay Trung tâm của bạn có hoành tráng không. Số hotline đẹp tạo được ấn tượng trong kinh doanh. Nói theo cách khác, Giờ đây số hotline đẹp được coi là một công cụ chứng minh cho năng lực, sự chuyên nghiệp của người bán cũng như cho ấn tượng tốt đẹp về lần tiếp xúc đầu tiên… những sim số được người ưa thích lựa chọn làm số hotline là sim thần tài, sim số phong thủy lộc phát, sim tứ quý,…
Anh Nguyễn Đức Toàn – chủ một cửa hàng bán đồ điện tử trên phố Bạch Mai – Hà Nội cho biết: “Bên cạnh việc bán hàng ở tại cửa hàng, tôi có bán online trên Facebook và web chính vì vậy việc lựa sim số đẹp sao cho dễ nhớ và tạo được ấn tượng trong tâm trí khách hàng sẽ rất phải cần thiết. Tôi đã đầu tư một chiếc sim đuôi tứ quý 2222 với chi phí khoảng 10 triệu để là số hotline. Tôi nhận cảm thấy sự nghiệp kinh doanh của mình có thêm nhiều sự suôn sẻ kể từ khi sử dụng số hotline này. Quý khách mua cho bản thân đến những hơn vì thế họ nhớ số điện thoại còn đối tác cũng thấy tin tưởng hơn khi cảm thấy mình “biết đầu tư”, “chịu chơi”.
Thời gian này, những cá nhân, cửa hàng, Trung tâm đều ý thức rất rõ tầm bức thiết của việc sở hữu các số hotline đẹp, độc đáo, càng ít số càng tốt. Điều này vẫn hướng đến mục đích chính là quảng bá thương hiệu, nhấn mạnh chắc chắn tên tuổi và địa vị của người dùng. dùng số hotline cũng là một cách cuốn hút đơn giản mà tốt, biểu hiện sự quý trọng với khách hàng. những cửa hàng, Trung tâm Ngày nay có xu hướng chọn hotline 10 số các hơn hẳn 11 số. Hotline 11 số ít được ưa chuộng hơn là do 11 số dài hơn, cực kỳ khó nhớ hơn, ít đầu số đẹp cũng như tâm lý chung thường bị coi là sim số rác. Đa số mọi người cho rằng lựa số hotline hiệu quả nhất vẫn là cho nên chọn sim số đẹp 10 số.
Gần đây nhất là VinaPhone với đầu số hoàn toàn mới 088 là một bước ngọăt lớn cho các doanh nhân thành đạt, các cá nhân thành công và các chính trị gia. 




Sunday 14 February 2016

6 LỜI KHUYÊN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY MỘT CÁCH HIỆU QUẢ

Trước khi bắt tay vào giải quyết công việc

Lời khuyên 1: Viết ra những công việc cụ thể cần làm trong ngày
Sau khi đến văn phòng để bắt đầu một ngày làm việc mới, việc đầu tiên là bạn nên ghi ra cụ thể những công việc cần làm trong ngày. Ban có thể ghi ra những công việc này trên giấy sticker và dán trên bàn làm việc của mình. Ghi ra cụ thể những công việc cần làm sẽ giúp bạn: (1) hình dung ra được cụ thể (chứ không phải là mơ hồ) về khối lượng công việc cần làm trong ngày từ đó sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn để giải quyết công việc và (2) tránh được việc quên hay bỏ sót công việc.
Lời khuyên 2: Tách công việc lớn và phức tạp ra thành nhiều công việc nhỏ và dễ thực hiện


Khi ghi ra công việc cần làm, bạn nên ghi một cách cụ thể các công việc cần làm, càng cụ thể càng tốt. Đừng nên ghi chung chung như: “Làm việc với tất cả các khách hàng” mà hãy ghi cụ thể “1. Làm việc với khách hàng A”, “2. Làm việc với khách hàng B”.
Nếu phải giải quyết một công việc lớn và phức tạp thì bạn nên chia công việc đó ra thành nhiều công việc nhỏ và dễ thực hiện. Ví dụ nếu giám đốc của bạn yêu cầu bạn viết một báo cáo dài 10 trang về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty A thì bạn có thể chia tách ra thành những công việc nhỏ sau đây để dễ thực hiện:
1. Đọc các báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty A và ghi lại những điểm cần lưu ý, những thông tin thu thập được qua các báo cáo.
2. Gặp và thảo luận với giám đốc Công ty A (và các phòng ban có liên quan) về những thông tin thu thập được qua các báo cáo.
3. Viết báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty A.
Trong mỗi công việc ở trên bạn có thể tiếp tục chia tách ra thành những công việc nhỏ hơn. Ví dụ bạn có thể chia tách việc viết báo cáo ra thành các việc: (1) viết phần mở đầu, (2) viết phần nội dung và (3) viết phần kết luận.
Bắt đầu công việc từ đâu?
Lời khuyên 3: Bắt đầu từ những công việc dễ


Nhiều người bắt đầu một ngày làm việc bằng việc giải quyết những công việc khó để rồi chán nản và hoang mang khi gặp khó khăn trong lúc giải quyết những công việc khó này. Trí óc của chúng ta cũng như một cỗ máy, nó thường bắt đầu một cách ì ạch và chỉ được “khởi động” hay “hâm nóng” lại sau một khoảng thời gian làm việc. Như vậy, để khởi động bạn nên bắt đầu từ công việc dễ và chuyển dần sang những công việc khó. Như vậy, khi trí óc bạn đã đi vào guồng máy hoạt động trơn tru thì cũng chính là lúc bạn giải quyết những công việc khó dần.
Một lợi ích khác của việc giải quyết công việc từ dễ đến khó là sau khi hoàn thành những công việc dễ bạn sẽ dần dần tăng thêm lòng tự tin và sự phấn khởi làm việc trong bạn. Và với sự tự tin và phấn chấn được tích lũy dần trong khi bạn làm những công việc dễ, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi giải quyết công việc khó.
Lời khuyên 4: Bắt đầu từ những công việc khẩn cấp
Bạn nên dành thời gian để giải quyết những việc khẩn cấp trước. Những công việc không khẩn cấp bạn nên để sau. Ví dụ nếu bạn cần thiết phải gọi điện cho ai đó thông báo về một việc quan trọng thì ban nên sắp xếp thời gian goi điện ngay trước khi làm các việc khác. Lợi ích của việc giải quyết những công việc khẩn cấp trước là nó sẽ mang lại cho bạn sự bình tình và thanh thản trong tâm hồn để làm việc. Bạn sẽ không phải lo âu hay áy náy về một công việc khẩn cấp chưa giải quyết.
Trong khi giải quyết công việc
Lời khuyên 5: Giải quyết dứt điểm từng công việc
Tại một thời điểm bạn nên tập trung vào giải quyết một và chỉ một công việc mà thôi. Hãy dành toàn bộ sự tập trung cho công việc bạn đang giải quyết và tạm thời quên đi các công việc khác. Đừng lo âu, đừng bồn chồn về các công việc khác. Cho dù các công việc khác có nhiều bao nhiêu thì chúng chỉ được hoàn thành khi bạn từng bước, từng bước hoàn thành từng công việc.
Lợi ích của việc giải quyết dứt điểm từng công việc là bạn sẽ cảm thấy vui hơn và tự tin hơn sau khi hoàn thành mỗi công việc. Càng để dở dang nhiều công việc chưa hoàn thành càng làm cho bạn cảm thấy bồn chồn lo lắng, và chắc chắn điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng làm việc và chất lượng công việc của bạn.
Tất nhiên, nếu vì một lý do nào đó bạn không thể hoàn thành dứt điểm một công việc (ví dụ chưa có đủ dữ liệu hoàn thành một báo cáo), thì bạn có thể giải quyết một công việc khác trong khi chờ đợi và quay trở lại hoàn thành công việc đó khi có điều kiện.
Sau khi giải quyết xong công việc
Lời khuyên 6: Hãy tự thưởng cho mình sau khi hoàn thành mỗi công việc
Sau khi hoàn thành mỗi công việc nho nhỏ bạn nên tự thưởng cho mình dưới một hình thức nào đó. Bạn có thể đi uống một tách trà hay nghe một bản nhạc trước khi quay trở lại tiếp tục giải quyết công việc khác (tất nhiên là bạn không nên nghe hết cả một đĩa nhạc rồi mới quay lại làm việc :-). Lợi ích của việc làm này là bạn tự tạo ra một động lực cho bản thân để phấn đấu hoàn thành công việc. 
Sau khi hoàn thành một công việc tôi vẫn thường lấy bút gạch đi công việc trong danh sách công việc mà tôi dán trên bàn làm việc của mình. Tôi còn ghi bên cạnh công việc hoàn thành 2 chữ “hoàn thành”. Mỗi lần làm như vậy tôi cảm thấy một niềm hạnh phúc mênh mông. Càng có nhiều từ “hoàn thành” được ghi trong danh sách công việc như vậy, tôi càng tiến dần đến mốc hoàn thành tất cả công việc trong ngày. Bạn cũng có thể làm như vậy phải không? Chúc bạn giải quyết các công việc hàng ngày một cách hiệu quả.