Hydrogen Collection

Sunday, 8 November 2015

7 NGÀNH NGHỀ CÓ TÍNH ỔN ĐỊNH CAO

Sự ổn định là một trong những yếu tố quan trọng người tìm việc cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định đăng kí vào vị trí tuyển dụng. Đặc biệt, trong thời kì kinh tế khủng hoảng, yếu tố này càng được xem xét cẩn trọng hơn.

Hiện nay có một số lĩnh vực có xu hướng phát triển ổn định và ngày càng được coi trọng. Hãy tham khảo để có thêm sự lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân:

1. Phi lợi nhuận

Theo James Weinberg, người sáng lập và CEO của Commongood Careers, các hoạt động phi lợi nhuận ngày càng phát triển. Ông nói: “Dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi, các tổ chức phi lợi nhuận chủ yếu tập trung vào giáo dục và sức khoẻ cũng như các lĩnh vực được coi là cải cách xã hội. Đây chính ngành tốt nhất có sự phát triển nhanh”. Mặc dù nhiều tổ chức phụ thuộc nhiều vào nguồn quỹ của chính phủ, ngân sách từ địa phương và các khoản đầu tư tư nhân cũng là một nguồn đáng kể. Nhân viên trong ngành này không chỉ làm một công việc có tính ổn định cao mà còn được thực hiện các hoạt động từ thiện ý nghĩa. Và nếu có kinh nghiệm và khả năng, bạn có thể làm trưởng chương trình hay giám đốc với trách nhiệm gây quỹ. Tất nhiên, mức lương cũng sẽ cao hơn.

2. Môi trường

Ngày càng có nhiều công việc liên quan tới bảo vệ và cải thiện môi trường và chính phủ cũng khuyến khích lĩnh vực này. Bill Berry, trưởng khoa hợp tác của John Sperling School of Business thuộc đại học Phoenix, bổ sung: "Khi kinh tế và khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, con người lại có xu hướng quay trở lại với vấn đề cơ bản và vô cùng quan trọng, đó là môi trường”.Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành này sẽ được mở rộng hơn. Bạn có thể tiến sâu hơn trong lĩnh vực này với một tấm bằng về môi trường.  

3. Dịch vụ tài chính

Dịch vụ tài chính đang vực dậy trở lại khi các công ty bắt đầu quá trình tuyển dụng thời hậu suy thoái. Theo thống kê của Cục Lao động Mỹ, lượng tuyển dụng cho phân tích tài chính có thể tăng lên 20% trong thập kỉ tới, cao hơn mức trung bình của các ngành khác. Chắc chắn sẽ có nhu cầu việc làm lớn về phân tích tài chính, đặc biệt là những người có chuyên môn về quản lí rủi ro và đầu tư.

4. Dịch vụ thú ý

Michelle Hollowat đã viết cuốn sách “Mọi công việc đều dẫn đến làm việc với động vật”, do đó không có gì ngạc nhiên khi dự đoán của cô ấy tập trung vào vật nuôi và dịch vụ thú y, từ người đào tạo, bác sĩ thú y tới người trông coi chăm sóc thú cưng. Cô ấy nói thêm: “Người sở hữu vật nuôi tiêu tốn nhiều cho vật cưng của họ”. Thế nên, đây sẽ là lĩnh vực ngày càng phổ biến hơn.

5. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ

Laurence Shatkin, người phát triển sản phẩm có thâm niên của JIST Publishing, tin rằng chăm sóc sức khoẻ sẽ dẫn đầu trong xu hướng phát triển. “Nhu cầu tăng lên là điều tất yếu vì con người ngày càng quan tâm với sức khoẻ và tuổi thọ của mình. Hơn nữa, chăm sóc sức khoẻ có các loại hình công việc rất đa dạng”.

Trình độ học vấn của nhân viên chăm sóc sức khoẻ cũng rất khác nhau, từ tốt nghiệp trung học, chứng chỉ y học tới trình độ cao về vật lí trị liệu… Và mức lương trong ngành này phụ thuộc vào trình độ học vấn.

6. Giáo dục

Giáo dục là một trong những ngành ổn định và có xu hướng phát triển cao. Một xu thế trong ngành này là trở thành giáo viên dạy tiếng Anh do nhu cầu hội nhập và quốc tế hoá ngày càng cao. Do đó, đừng lo mình sẽ thất nghiệp với một tấm bằng về tiếng Anh.

7. Dịch vụ tang lễ

Dù khẳng định tới sự vượt trội hơn của tỉ lệ sinh, Bettina Seidman của Seidbet Associates, một công ty đào tạo nhân lực, vẫn nhấn mạnh tới dịch vụ tang lễ. Vào năm 2011, 10 000 đứa trẻ của giai đoạn “baby boomer” (giai đoạn bùng nổ về tỉ lệ sinh) sẽ bước sang tuổi 65 và như vậy, công việc tang lễ cũng sẽ có ưu thế. Nhu cầu người tham gia sắp xếp và bảo quản thiết bị được được dự đoán là sẽ tăng lên.

Theo Dân Trí

How to Make Your Mobile App Work for Your Business

How to Make Your Mobile App Work for Your Business

 The task of making a mobile application that will drive your business can seem daunting. I, too, experienced such feelings.

This article is based on my personal experience as an app project manager and will note the key features that are important for a mobile application to promote your business. Let’s talk about them.


1. The system of feedback. This can be a contact form or a link to your e-mail — it doesn’t matter. Give your users an opportunity to inform you about reoccurring bugs or simply express their opinion about your application. They will be pleased to know that you are open to their suggestions, and their feedback will help you to improve your app.
I can highlight three of the most valuable features that help me understand my users and get their feedback:
·         In-app surveys;
·         Direct messaging;
·         Ratings prompts.
There are a lot of services that provide solutions for in-app surveys, as well as user reviews for mobile apps and websites. The most popular solutions for receiving feedback within the app areApptentive and Autosend. I recommend you try both, and then choose which one works better for you.

2. Integration with social networks. This feature enables your users to share your content. As you might guess, it’s highly important. Integrate your application with Instagram and Pinterest, which are considered the most used social networks among mobile users, but don’t forget about Twitter and Facebook which are becoming more and more popular in mobiles. 

3. Plain and simple design. You should decide which features of your app are important and which are not. Make sure that the app allows your customers to do whatever they need as quickly as possible. Don’t waste your time on trifling and frivolous features.

Make sure your customers will not experience any issues changing color, font size and more importantly — private settings, if your application is social. (A little trick: try to define the most popular screen size for your app and when you do usability testing — see point No. 5 below — test the size. Don’t forget to test both retina and non-retina screens).

4. Galleries and images. Remember that a sufficient number of high-quality images of your products can significantly influence the buying decision of your customers. You may think of creating a separate design for each gallery so that it would be more convenient for your users to quickly find what they are looking for.

My personal TOP3 rules on using images in mobile app:
·         Complement your product description with detailed images;
·         Use photos of people to build trust and credibility;
·         Stop using bad stock photos.
5. Flawless user experience. User experience is one of the most important things to focus on. People won’t buy your product or services if they face bugs while using your app. Believe me, your app’s quality is directly associated with your product’s quality in the user’s mind. So make sure to pay maximum attention to your app’s testing (especially in the beta stage).
The best way is to use your in-house testers, but if you are lacking of time or money – you may use crowd-testing services. Use Usertesting to get feedback from random users, and Ubertesters to get professional bug reports and comprehensive feedback during the beta stage. Neither services is expensive compared to hiring internal testers; and they produce results quickly, often within a couple of days. You may simply check how much your app’s testing will cost by requesting quotes from several crowdtesting companies, or by filing estimation forms like this one.

6. Offline capabilities. Bear in mind that users are irritated when they cannot use your application because they don’t have a strong wireless connection. Make sure your customers can use your app even without a wireless signal.

7. Speed. Low speed will lead to customer attrition. This is similar to situations regarding the simplicity of your app: The easier and more convenient the application is to use, the more people will love it and find it helpful.

8. Using the analytics. Trust me, users are not happy about requests for information on their location. Tracking both users’ location and the device data will give you the opportunity to get better updates without irritating the user with lots of stupid questions.
Most of the analytic tools for mobile apps are free, so you shouldn’t worry about an additional budget. The most popular analytic tool for mobile apps (as well as for the Web) is Google Analytics, but you may still wish to try different alternatives such as Flurry or Localytics; each of which provides unique features that you will not be able to find among other tools.

9. The system of push-notifications. This feature will enable your customers to receive messages directly on their phones. They will be very glad to get the notification about your discount or promotion actions in such a simple and convenient way.

10. The contact number. It is likely your application will be used most often on Smartphones. Offering a contact number enables your users to call you and be provided with the necessary customer support.

Saturday, 7 November 2015

ĐỪNG VỘI NGHỈ VIỆC ĐỂ KINH DOANH RIÊNG

Hiện nay, không ít bạn trẻ sau một thời gian "làm công ăn lương" đều muốn tách ra làm riêng nhưng họ không biết rằng, liệu có nên nghỉ hẳn công việc hiện tại để tập trung toàn bộ vào kinh doanh?
Bạn đang ổn định với công việc hiện tại nhưng một kế hoạch kinh doanh của riêng mình vẫn thôi thúc bạn bởi từ lâu, kinh doanh vốn là niềm đam mê của bạn. Hiện nay, không ít bạn trẻ sau một thời gian "làm công ăn lương" đều muốn tách ra làm riêng nhưng họ không biết rằng, liệu có nên nghỉ hẳn công việc hiện tại để tập trung toàn bộ vào kinh doanh hay vẫn tiếp tục làm và coi công việc kinh doanh ấy như là một công việc ngoài giờ?
Lựa chọn khôn ngoan nhất là bạn hãy bắt đầu kinh doanh trước khi từ bỏ công việc hiện tại nghĩa là hãy cứ tiến hành kinh doanh song song với công việc hiện tại. Điều này có lẽ rất nhiều người nghe nói đến nhưng lại rất ít người làm theo. Tất nhiên cũng phải phụ thuộc vào lượng thời gian mà bạn sử dụng ở chỗ làm hiện tại, và bạn sẽ hầu như không có thời gian cho công việc kinh doanh của cá nhân. Nhưng đừng vì thế mà bỏ hẳn công việc hiện tại bởi vì dù đầu tư full-time cho kế hoạch kinh doanh ở nhà, bạn cũng cần phải đảm bảo thu nhập để trang trải cho cuộc sống ít nhất là cho đến khi việc kinh doanh ấy đã vững vàng, cho bạn đủ sống.
Đừng vội nghỉ việc để kinh 
doanh riêng
Một điều nữa bạn cũng cần chú ý, đó là dù bạn vẫn bí mật chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh của mình khi đang làm công việc hiện tại thì bạn cũng không nên để mọi người biết. Đừng chia sẻ công việc sắp tới ngay tại công sở bởi vì không một vị sếp nào muốn nhìn thấy nhân viên đang ăn lương của mình nhưng lại chỉ biết lo cho kế hoạch riêng. Không những thế, bạn cũng nên cẩn trọng, đừng bao giờ mang công việc riêng ấy đến công ty để làm bởi trong điều kiện làm việc như hiện nay, máy tính, Internet suốt ngày, bạn khó lòng có thể giữ kín kế hoạch cho riêng mình.
Vì vậy, nếu bạn có ý định kinh doanh, hãy từ từ theo những bước sau:
1. Chọn thời điểm thích hợp để chuyển từ công việc hiện tại sang tập trung full-time cho công việc kinh doanh của cá nhân. Hãy thực tế một chút, đừng nóng vội. Tốt nhất là nên chọn một ngày mà bạn cảm thấy thực sự thoải mái và đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ mà bạn muốn trước khi bắt đầu công việc.
Đừng vội nghỉ việc để kinh 
doanh riêng2. Hãy kiểm tra chi phí bạn cần cho công việc mới, xem bạn cần bao nhiêu tiền cho công việc kinh doanh và cho các khoản chi tiêu cá nhân. Bạn hãy xem xét cẩn thận một chút bởi khi đã quyết định nghỉ hẳn công việc hiện tại, bạn sẽ không còn được trả lương và không có khoản thu nhập hàng tháng như trước nữa.
3. Nếu có thể, hãy thanh toán ahết những khoản nợ của bạn.Hãy lên kế hoạch để trả nợ cũng như là lên tổng chi phí bạn có thể sẽ dùng đến trong công việc kinh doanh sắp tới.
4. Hãy chuẩn bị sẵn sàng tâm lý làm việc một mình trong cả một thời gian dài bởi giờ đây, bạn sẽ bắt đầu công việc kinh doanh nhỏ lẻ và không còn đông vui cùng các đồng nghiệp như hồi làm ở công ty cũ. Vì thế, tốt nhất bạn nên set up một hệ thống nhân sự trước khi bạn chính thức về làm full-time.
5. Hãy lập danh sách những việc bạn muốn làm và định làm trong công việc kinh doanh sắp tới. Hãy có ý tưởng, mục đích rõ ràng, coi như đó là nhiệm vụ sắp tới khi bạn rời khỏi vị trí công việc hiện tại.
Bạn xác định, công việc kinh doanh dù nhỏ lẻ và còn khá mới nhưng đó là ý định nghiêm túc, lâu dài chứ không mang tính nhất thời, bột phát. Vì thế, nếu bạn không từ bỏ hẳn công việc hiện tại mà cứ tiến hành song song, chắc chắn chẳng bao giờ có kết quả kinh doanh như ý. Nhưng tốt nhất, bạn cũng nên xây dựng được công việc kinh doanh của cá nhân mình khá tươm tất, ổn định rồi hãy xin nghỉ hẳn. Và đây là cách giúp bạn có thể cân bằng và duy trì hai công việc song song:
Đừng vội nghỉ 
việc để kinh doanh riêng
- Làm việc có giờ giấc: Có thể, công việc kinh doanh khởi đầu tốt đẹp và nhu cầu của khách hàng đòi hỏi bạn phải có thêm thời gian, phải thức khuya để bán hàng. Nhưng tốt nhất là bạn đừng quá tham công tiếc việc vào lúc này. Bạn phải nhớ rằng, bạn vẫn đang phải lo việc ở công ty và nếu cứ dồn nhiều tâm sức vào kinh doanh riêng như thế, ngày mai đi làm, bạn không còn đủ sức lực và tỉnh táo để hoàn thành tốt việc ở công ty trong khi chắc chắn bạn không muốn thôi việc vào lúc này bởi bạn vẫn cần đến khoản tiền lương cố định ấy để trang trải cho cuộc sống.
- Kín đáo về kế hoạch kinh doanh: Rất nhiều công ty thường xuyên kiểm tra nhân viên qua hệ thống quản lý trực tiếp mà nhiều khi bạn không thể biết được. Vì thế, tốt nhất là bạn hãy cẩn thận khi sử dụng máy tính ở công ty vào công việc riêng. Và đặc biệt là không nên để lộ kế hoạch ấy nhất là khi loại hình kinh doanh bạn chọn sắp tới lại ít nhiều mang tính cạnh tranh với công việc cũ.
- Chi tiêu hợp lý: Khi công việc kinh doanh tốt hơn, chắc chắn bạn sẽ có thêm một khoản tiền kha khá nhưng đừng vội vung tay tiêu tiền không tính toán. Nên nhớ rằng, công việc có lúc trôi chảy nhưng cũng có lúc gặp khó khăn, lúc đó bạn sẽ cần một khoản tiền kha khá để hỗ trợ. Vì vậy, ngay từ đầu hãy có ý thức chi tiêu hợp lý để không gặp phải khó khăn về tài chính trong tương lai.
Theo Zing

Ứng xử

1. Quan toà: "Trước khi hành án anh có nguyện vọng gì ko?"
Tử tù: "Tôi muốn được ăn vải."
Quan toà: "Mùa này ko có vải."
Tử tù: "Ko sao, tôi có thể đợi."

2. Đồng nghiệp đến nhà chơi, vừa hay con trai dẫn bạn gái về ra mắt, cậu ta nói một câu được lòng tất cả mọi người: "Thằng nhóc này được cái giống bố, có đôi mắt tinh tường lắm."

3. Bố mẹ đi ăn cưới bảo khuya mới về, tôi bèn rủ bạn trai về nhà chơi. Trên đường về ghé mua một trái dưa hấu, dĩ nhiên là bạn trai xách rồi. Về đến nhà phát hiện bố mẹ đang ngồi sofa phòng khách, tôi bèn quay ra bảo bạn trai: "Anh đặt trái dưa ở góc tường là được rồi, cảm ơn anh nhiều, lần sau em lại ghé mua tiệm anh."

4. Đồng nghiệp ko đi làm, vợ anh ta gọi điện hỏi: "Chồng chị đến cơ quan chưa em?" Tôi ko biết anh ta nói gì với vợ rồi, bèn đáp: "Em nghỉ làm nên ko biết chị ạ."

5. Lúc chat với thằng bạn vô tình gửi ảnh nóng cho mẹ, tôi sợ thót tim. Định thần lại bèn gửi thêm một dòng :"Tình một đêm, phục vụ tận nơi, liên lạc số 09175866xxx". Một lúc sau mẹ gọi điện bảo: "Tài khoản của con bị cướp rồi phải ko?"

6. Công ty chiêu đãi đối tác, gọi vài cô tiếp rượu, chẳng may công an ập vào, có anh bị giam 15 ngày. Vợ anh ta hay chuyện gọi điện đến công ty mắng xối xả, giám đốc điềm đạm tiếp máy: "Chị ơi, chuyện là thế này. Anh nhà uống say quá, bọn em không cho về, nhưng anh bảo vợ đang đợi nhất định đòi về, kết quả bị cảnh sát giao thông tóm, nhẽ ra bị giam 6 tháng cơ, bọn em chạy vạy mãi mới giảm tội được."

7. Nhân viên làm tóc niềm nở: "Chị có muốn làm thẻ hội viên ko ạ?" 
Từ chối thẳng thì ngại, tôi hỏi: "Thẻ hội viên là có ưu đãi à?"
Nhân viên hớn hở: "Vâng, mỗi lần giảm 10% ạ."
Tôi cười bảo: "Các em kiếm đồng tiền cũng ko dễ dàng gì, thôi chị ko làm đâu, để các em kiếm thêm chút."

8. "Anh thích em."
"Em chưa có ý định yêu đương lúc này."
"Trêu em thôi, thật ra anh cũng thế."

9. Một chàng trai đang nằm một mình toa giường mềm trên tàu hoả, bỗng một cô gái chạy vào nói: "Cho tôi 1 triệu, nếu ko tôi gào ầm lên là anh cưỡng bức tôi." Chàng trai ngơ ngác một lúc rồi lấy giấy bút ra viết: "Tôi bị điếc, chị nói gì?" Cô gái bèn viết lại vào tờ giấy. Lúc này chàng trai mới cười bảo: "Chị có thể đi được rồi."

10. Một chị đang than thở trong văn phòng: "Hôm nào cũng tăng ca, lương thì ko tăng đồng nào...", chợt nghe thấy tiếng bước chân giám đốc, bèn nói tiếp: "Giám đốc vất vả thật, dạo này nhìn gầy đi bao nhiêu, thấy mà thương."

11. Một anh đi xem mắt, vừa ngồi vào ghế chẳng may hắt xì liền ba cái, trong lúc cô gái xấu hổ hộ anh, anh cười bảo: "Xin lỗi em, anh bị dị ứng với những cô gái quá xinh đẹp."

12. Ông bố trẻ ôm con cưng nựng: "Con là báu vật tuyệt vời nhất cuộc đời ban tặng cho bố." 
Bà mẹ trẻ nghe thế ko vui: "Thế em thì sao?"
Ông bố trẻ liền đáp: "Em là cuộc đời anh."

13. "Giỏi thì đánh tao đi."
"Hổ dữ ko ăn thịt con."

14. "Nếu tình địch bị rơi xuống sông, hắn ko biết bơi, cậu thì biết, cậu sẽ làm gì?"
"Chúng sinh bình đẳng, ko thể vì sự hẹp hòi của bản thân mà trơ mắt nhìn một sinh mạng bị dòng nước cuốn đi. Dù gì sinh mạng con người là quý giá nhất. Nên mình sẽ ko ngại ngần nhảy ngay xuống sông, bơi trước mặt cậu ta, để cậu ta học theo."



15. "Chào chị, chúng tôi là bảo hiểm xxx, xin hỏi hằng ngày chị hay sử dụng phương tiện giao thông nào ạ?"
"Xe lăn."
"...Xin lỗi đã làm phiền chị."

16. "Bạn gái cũ nhắn tin đòi quay lại, nên trả lời thế nào?"
"Anh ấy đang tắm."

17. Trên giảng đường, thầy giáo: "Mời cậu nam sinh đeo kính bàn cuối đứng lên trả lời." Cậu nam sinh bèn nhẹ nhàng giấu kính đi, ngồi im như tượng trước sự sững sờ của mọi người.

18. "Cho mình vay hai triệu nhé." 
"Mình phải về bàn với vợ đã."
"Cậu đã có vợ đâu."
"Nên chuyện này ko cần bàn nữa."


19. Đi chọn đồ với bạn gái, mãi cô ấy chả ưng món nào, nhân viên quán làm bộ thì thầm với nhau: "Người đâu chọn cả buổi ko mua gì." Tôi bực mình giả bộ cằn nhằn với bạn gái: "Quán xá kiểu gì chọn cả buổi chả có món nào ra hồn, thôi đi về."

Friday, 6 November 2015

7 CÁCH GIÚP BẠN HÒA HỢP VỚI ĐỒNG NGHIỆP

1. Luôn giữ bình tĩnh


Ở nơi làm việc, trong bất cứ tình huống nào, bạn cũng nên giữ bình tĩnh và giọng điệu bình thường, đừng để lộ sự bất bình với đồng nghiệp. Cùng một nội dung nhưng ngữ điệu khác nhau sẽ dẫn đến những cách hiểu khác nhau. Khi không bằng lòng với đồng nghiệp, tốt nhất bạn hãy hít một hơi thật sâu, dùng giọng điệu nhẹ nhàng để trao đổi lại. Chỉ cần bạn lớn tiếng, mọi việc nhiều khi có thể đi xa hơn bạn nghĩ.


 

2. Chủ động trong các tình huống


Đừng luôn ở thế bị động. Khi thấy đối phương chuẩn bị có hành động, lời nói khác thường nhằm vào bạn, hãy chủ động bắt chuyện trước bằng những câu như: “Hình như anh chị có điều gì không vừa ý về em?” hay “ Em không cố ý đâu?”… Tỏ thành ý ngay từ đầu làm đối phương bớt phát “hỏa”.


3. Không đổ thêm dầu vào lửa


Khi đối phương đang nổi giận, bực bội, bạn đừng dại mà cãi lại, điều này chẳng khác gì thêm dầu vào lửa. Hãy từ tốn hỏi lý do và bày tỏ thành ý muốn trò chuyện. Lúc đó, họ có thể bình tĩnh lại và nghe bạn trình bày.
 

4. Đừng phán xét người khác


Bạn và các đồng nghiệp khác đều là những người làm công ăn lương. Mỗi người mỗi việc nhưng cần có sự trao đổi, hợp tác để tạo thành cỗ máy, đưa mọi việc vận hành suôn sẻ. Có lúc đồng nghiệp phạm sai lầm cũng như bạn đôi khi không tránh khỏi bị mắc lỗi. Bởi vậy, hãy có cái nhìn thiện cảm hơn với mọi người, đừng dùng con mắt "cú vọ" để phán xét mọi hành động của họ. Thói quen phán xét chỉ khiến đồng nghiệp khó chịu và xung đột xảy ra chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

 

5. Kiềm bớt  tính hiếu thắng


Khi bị trách mắng, đặc biệt chạm vào lòng tự ái của bạn, chúng ta rất dễ phản ứng lại một cách nóng nảy không kém đối phương. Lúc đó bạn hãy tự nhủ: “Chuyện đâu còn có đó”, “Mình đâu cần thiết phải làm quá”… Tuyệt đối đừng vì tự ái mà xin nghỉ việc ngay lúc ấy. Bạn có thể hối hận về quyết định của mình sau đó.


6. Không bàn tán về đời tư người khác


Đây cũng là một vấn đề dễ khiến đồng nghiệp nổi đóa bởi chẳng ai thích có kẻ đứng ngoài chọc ngoáy vào cuộc sống cá nhân của gia đình họ. Đừng bao giờ tạo cho mình thói quen lấy câu chuyện làm quà, buôn chuyện của người khác với đồng nghiệp cùng cơ quan. Điều đó chỉ khiến mối quan hệ của bạn với các đồng nghiệp xấu đi, thậm chí nhiều khi còn phải đối diện với những mâu thuẫn không đáng có.



7. Biết  cách tự bảo vệ bản thân


Có người vì không muốn cãi nhau, hay không muốn bị chỉ trích, khi bị đối phương đổ lỗi cứ nhận bừa cho xong chuyện. Làm như vậy, càng làm cho họ lấn lướt và gán cho bạn đủ thứ tội.

Để tránh trường hợp này, khi bị đối phương bắt bẻ và lên án, bạn hãy yêu cầu họ chỉ rõ chỗ vi phạm. Chấp nhận một phần lỗi mà bạn thấy đúng rồi dò hỏi tiếp ý họ. Trong lúc phân tích cái sai của bạn, họ có thể lộ sơ hở. bạn hãy bắt lấy và cùng họ thảo luận. Điều này có thể giúp một buổi “lên lớp” thành một buổi tranh luận lành mạnh.


Sources: Internet

Thursday, 5 November 2015

Sorry Future

5 KỸ NĂNG BẠN NÊN CÓ ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT HEADHUNTER THÀNH CÔNG



Với ngành tuyển dụng nhân sự  cấp cao đang phát triển tại Việt Nam và khu vực, ngày càng nhiều bạn muốn tham gia vào lĩnh vực này. Thay vì làm một công việc bàn giấy sau khi tốt nghiệp, nhiều bạn bây giờ đang quan tâm nhiều hơn trong việc sử dụng các mối quan hệ của mình (‘relationship’ hay ‘network’) để có thu nhập. Tại sao không? Headhunter được xem là một công việc có đặc biệt nếu bạn giỏi về giao tiếp xã hội và mở rộng các mối quan hệ. Thay vì chờ đợi cho người nào đó liên lạc với bạn, bạn là người sử dụng các thông tin, nguồn lực mà mình có để liên lạc với các ứng viên cao cấp hay khách hàng tiềm năng.
Nhưng là một headhunter không phải là dễ dàng như chúng ta nghĩ. Nó đòi hỏi các kỹ năng và rất nhiều kiên nhẫn. Bạn đã có thể nhìn thấy rất nhiều headhunter người thành công nhưng ngoài kia có rất nhiều người khác đang chờ đợi để thành công trong công việc này. Đây là những người bị từ chối không biết bao nhiêu ứng viên hay khách hàng của họ. Và họ vẫn đang đi tìm cách tốt nhất để hoàn thành tốt công việc của một headhunter thực sự. 
Vì vậy, nếu bạn không muốn vất vả giống như những người ở trên, tốt nhất là bạn cần biết được những đặc điểm và các kỹ năng cần thiết để có một headhunter thực sự.
1. Marketing với các chiến lược sáng tạo
Do việc headhunter chỉ nhận phí tư vấn từ các công ty, thách thức lớn nhất đối với một headhunter là để có thể làm cho một vị trí không mấy làm hấp dẫn (ví dụ: có thể là mức lương, thương hiệu của khách hàng, địa điểm làm việc quá xa, sếp quá khó tính, yêu cầu rất cao nhưng ưu đãi thì thấp, khách hàng có tỷ lệ nghỉ việc cao, văn hóa phực tạp….) được ít nhất là biết đến và được chấp nhận bởi các ứng viên tiềm năng trong lĩnh vực liên quan. Một người headhunter giỏi là người có thể chia sẻ và nhấn mạnh được những điểm nổi bật (unique selling point) từ phía khách hàng, hay vị trí họ đang cần tìm, cũng như thử thách ứng viên với các điểm họ sẽ phải vượt qua nếu như có làm vị trí đó.
Có nhiều lý do tại sao một khách hàng cần đến dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp cao. Điểm đầu tiên là headhunter có thể giúp rút ngắn các quy trình tuyển dụng (trung bình từ 10-20 ngày, có những lúc chỉ trong 1-2 ngày theo yêu cầu của khách hàng), Và một mặt khác là để có thể tìm thấy các ứng cử viên thụ động thích hợp (suitable passive candidate) cho một công việc mà bình thường những ứng viên này sẽ không chủ động apply vào. Đó là công việc của headhunter tư vấn và cung cấp thông tin cho các ứng cử viên để họ thấy rằng đó là một công việc có thử thách và thú vị. Việc này chỉ có thể đạt được nếu bạn biết làm thế nào để marketing job đến những ứng viên khác nhau.
2. Bán chính mình (sell yourself) và dịch vụ của bạn
Việc một headhunter làm không chỉ là tuyển dụng một ứng cử viên cho một vị trí, mà bạn phải bán vị trí đó cho ứng viên. Việc này muốn thành công cần phải có Niềm tin, Sự tự tin và Tính trung thực từ phía bạn. Từ những ấn tượng đầu tiên với ứng viên đến những khoảng thời gian sau khi bạn chốt được deal, bạn phải đảm bảo rằng bạn đang bán bản thân mình tốt. Từ cách ăn mặc, đi đứng, nói chuyện, tự tin trong các cuộc trao đổi giữa ứng viên & khách hàng và chịu trách nhiệm đối với khách hàng và mỗi ứng cử viên. Không có gì hơn khi bạn có một danh tiếng tốt trong lĩnh vực này. Và phải mất rất nhiều thời gian và thử thách để có thể có được một hình ảnh headhunter tốt tại Việt Nam.
3. Kết nối và giao tiếp
Cho dù bạn có tốt ở các kỹ năng khác, bạn sẽ không thể thành công trong nghề này nếu bạn không có sự quan tâm thực sự tới mọi người dù họ là ứng viên hay khách hàng của bạn. Kỹ năng giao tiếp phần lớn là bẩm sinh nhưng rất nhiều người có thể có được nếu bạn thực sự trau dồi hàng ngày. Bạn phải biết cách để ứng xử với mỗi khách hàng và ứng viên. Bạn sẽ cần phải duy trì kết nối với ứng kiên kể cả sau khi bạn giới thiệu họ thành công, hay duy trì liên lạc với khách hàng kể cả khi bạn đã tuyển dụng xong hết các vị trí họ cần. Bạn sẽ cần đối xử tốt với tất cả mọi người ngay cả khi họ là người hoàn toàn xa lạ với bạn vì bạn sẽ không biết khi nào bạn sẽ làm việc với họ. Kỹ năng giao tiếp là nền tảng cơ bản của một headhunter chuyên nghiệp, từ email, nói chuyện qua phone, gặp mặt trực tiếp, tại các networking event hay business lunch.
4. Thuyết phục, tạo ảnh hưởng đến người khác và tạo dấu ấn của cho riêng mình
Bạn phải biết làm thế nào để thuyết phục các ứng viên tiềm năng rằng đây là công việc mà có thể phát huy tối đa tiềm năng của họ. Bạn cũng phải biết cách thuyết phục khách hàng của bạn rằng tất cả mọi người trong danh sách bạn đã gửi họ là các ứng viên phù hợp nhất với yêu cầu của công ty. Khả năng của bạn để thuyết phục và tạo ảnh hưởng đến quyết định của họ sẽ giúp bạn chốt được nhiều deal lớn. Theo cá nhân tôi thì đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất khi làm nghề này bởi vì (một mình) bạn sẽ cần phải đứng ra đàm phán với các cấp giám đốc (Director) hay tầm CXO level
5. Xác định và tìm kiếm các tài năng và kỹ năng độc đáo của ứng viên
Một số ứng viên không chắc chắn rằng điểm mạnh thực sự của họ là gì. Họ sẽ nộp một CV mà không có bất kỳ định hướng. Đó là khi bạn cần phải nhảy vào để định vị (positioning) lại cho ứng viên. Dựa trên các cuộc phỏng vấn của bạn, bạn sẽ có thể xác định các kỹ năng lớn nhất hay giá trị nổi bật nhất của họ mà trên CV không thể hiện ra hết được. Khả năng của bạn để đánh giá và phân biệt những ứng viên tốt nhất với những ứng viên bình thường sẽ làm cho bạn trở thành một trong những headhunter tốt nhất tại Việt Nam
                                                                                                
Nguồn: Internet

Wednesday, 4 November 2015

TRẬT TỰ MỚI TRONG MARKETING

Giờ đây, người ta buộc phải “tự vệ” trước quảng cáo bằng cách “cài đặt” sự ngờ vực trở thành một chế độ mặc nhiên trong tâm trí trước mọi thông tin do quảng cáo cung cấp.
Hay nói như trong Quảng cáo thoái vị & PR lên ngôi: “Quảng cáo là thứ mà bạn đã tự mình rèn luyện để tránh xa nó”! Quảng cáo trở thành mắt xích yếu trong qui trình vì đã đánh mất sức mạnh trong việc đưa một thương hiệu mới đi vào lòng người. 

Thật vậy, nhìn vào đâu cũng thấy sự chuyển dịch từ tiếp thị định hướng quảng cáo sang tiếp thị định hướng quan hệ công chúng. Điều gì đã khiến quảng cáo không thích ứng được với một thế giới đang thay đổi?
Trước nay, hầu hết sản phẩm hay dịch vụ đều được tiếp thị theo một chiến lược gồm bốn bước:
1. Phát triển sản phẩm/dịch vụ mới.
2. Nghiên cứu sản phẩm/dịch vụ mới đó nhằm đảm bảo là nó đưa đến cái có lợi nhất cho khách hàng.
3. Thuê một đại lý quảng cáo tung ra thị trường sản phẩm/dịch vụ mới đó bằng một chiến dịch quảng cáo “bùng nổ”.
4. Sau một thời gian quảng cáo sẽ tạo ra một thương hiệu đầy sức mạnh cho sản phẩm/dịch vụ mới.
Bốn bước nói trên là một qui trình mà mọi nhà quản lý được đào tạo bài bản đều biết: phát triển (development), nghiên cứu (research), quảng cáo (advertising) và thương hiệu (branding). Về mặt lý thuyết, qui trình gồm bốn bước nêu trên chẳng có gì sai. Nhưng về mặt thực tế, có một mắt xích yếu ở đây là quảng cáo.
Nhờ vào sự bùng nổ thông tin, quảng cáo có mặt hầu như ở khắp hang cùng ngõ hẻm của địa cầu. Sự hiện diện cùng khắp của quảng cáo nhằm “cài đặt” hình ảnh thương hiệu vào trong tiềm thức của con người đã lên đến một mức độ quá liều khiến tạo ra hiệu ứng ngược.
Giờ đây, người ta buộc phải “tự vệ” trước quảng cáo bằng cách “cài đặt” sự ngờ vực trở thành một chế độ mặc nhiên trong tâm trí trước mọi thông tin do quảng cáo cung cấp. Hay nói như trong Quảng cáo thoái vị & PR lên ngôi: “Quảng cáo là thứ mà bạn đã tự mình rèn luyện để tránh xa nó”! Quảng cáo trở thành mắt xích yếu trong qui trình vì đã đánh mất sức mạnh trong việc đưa một thương hiệu mới đi vào lòng người.
Không chỉ có thế. Sáng tạo là từ các nhà quảng cáo tự hào nói về công việc của mình. Tự hào đó đã đi quá xa đến mức nếu yêu cầu một hãng quảng cáo nổi tiếng thiết kế mẩu quảng cáo đơn giản, “nói thẳng nói thật” về sản phẩm hay dịch vụ thì rất có thể khách hàng sẽ bị từ chối với lý do “không có sáng tạo gì cả”! Rốt cuộc, những ngân sách khổng lồ đã được chi ra để đổi lấy “những cuộc săn lùng cái mới mẻ và khác biệt” như thế này:
- Khai thác “vườn thú”: Energizer chọn con thỏ, Coca-Cola chọn gấu trắng Bắc cực, Cadillac chọn con vịt, BMW chọn con rùa... Kết quả thế nào? Có thể kể ra đây một trong nhiều trường hợp có trong sách: thỏ Bunny của Energizer nổi tiếng nhưng không phải ai cũng biết đến Energizer và Energizer chiếm 29% thị trường Mỹ trong khi Duracell chiếm đến 38%.
 - Những thông điệp quảng cáo “độc đáo” nhưng chôn vùi thông tin mới, thật sự cần truyền đạt. Chẳng hạn: lời quảng cáo chiếc xe Sierra Denali của Hãng GMC: “Chúng tôi không phát minh lại bánh ôtô. Chúng tôi chỉ nghĩ rằng cả bốn bánh xe ắt phải lái được”. Cái bị chôn vùi ở đây là: “Đó là chiếc xe tải nhẹ đầu tiên và duy nhất trên thế giới có tay lái truyền lực xuống cả bốn bánh”.
 - Những mẩu quảng cáo đầy giá trị nghệ thuật nhưng không giúp gì cho việc bán được hàng! Chẳng hạn: chiến dịch “Cái gì vậy?” của Hãng Budweiser đã giành được giải thưởng Grand Prix tại Cannes rồi giải Sư tử đồng cho “Bạn đang làm gì đó?”.
 Trên thực tế, lượng tiêu thụ bia Budweiser giảm hằng năm trong một thập kỷ qua, từ 50 triệu thùng trong năm 1990 xuống còn chưa tới 35 triệu thùng trong năm 2000. Câu trả lời cho “Cái gì vậy?” của bia Budweiser là bia Bud Light, với doanh số tăng từ 12 triệu thùng năm 1990 lên 32 triệu thùng năm 2000! (Những mẩu quảng cáo “phản cảm” thì không biết còn tai hại đến đâu!).
Còn nữa. Các công ty “dotcom” bùng nổ từ cuối những năm 1990 dựa vào quảng cáo để tìm một chỗ đứng trên mạng toàn cầu đã nhận được kết quả gì? Hầu hết là bi kịch! Pet.com, trang web bán sản phẩm dành cho thú cưng, đã thuê một đại lý quảng cáo tạo ra một con rối bít tất mà tạp chí Advertising Age gọi là “một nghệ sĩ quảng cáo đích thực đầu tiên được tạo ra trên lãnh địa chấm com”.
Con rối bít tất thành công vang dội, giành được nhiều giải thưởng và danh tiếng từ người tiêu dùng, giới truyền thông, tiếp thị... Nhưng, “chỉ có một điều duy nhất thiếu vắng trong câu chuyện cổ tích này là doanh số”. Trong vòng có sáu tháng trời ngắn ngủi, Pet.com đã chi tiêu cho quảng cáo gấp ba lần thu nhập 22 triệu USD và không phải chờ lâu để suy sụp và phá sản! Danh sách còn dài với eToys, Gadern.com, Value America...
Quảng cáo thoái vị & PR lên ngôi không phủ nhận vai trò của quảng cáo mà chỉ ra trật tự mới: “Bây giờ PR ngồi vào vị trí của người cầm lái và sẽ dẫn dắt, chỉ đường cho các chương trình tiếp thị”.
Nói rõ hơn là: “Bất cứ một chương trình tiếp thị mới nào cũng phải bắt đầu từ thông tin đại chúng và chỉ sau khi đạt được các mục tiêu của PR mới chuyển sang quảng cáo (...). Mục tiêu của quảng cáo không phải nhằm xây dựng thương hiệu mà là để bảo vệ thương hiệu, một khi thương hiệu đó đã được xây dựng bằng các phương tiện khác, trước hết đó là quan hệ công chúng hoặc sự ủng hộ của bên thứ ba”.
Điều gì làm cho PR trở thành vũ khí tối thượng trong cuộc chiến thu phục nhân tâm? Đó là sức mạnh của một bên thứ ba, các phương tiện truyền thông đại chúng. “Hầu hết người ta chỉ “biết” những gì họ đọc, nghe, hay nhìn thấy trên các phương tiện truyền thông hoặc là những gì họ biết được từ những người mà họ tin tưởng”. Và để được một bên thứ ba nói đến, trước hết phải có “cái mới mẻ và khác biệt”.
Trong cuộc chiến giành giật sự quan tâm của khách hàng, một sản phẩm hay dịch vụ không có chứa đựng thông tin mới sẽ thua! Chính vì thế, PR mới cần đến sự sáng tạo và sự độc đáo: “PR cần sự mới mẻ theo nghĩa là nó cần định vị sản phẩm hay dịch vụ là mới và khác biệt. Tất cả phải là tin thích hợp để đăng báo”, tờ New York Times tuyên bố. Một khi thông tin về cái mới đó được xuất hiện trên những tờ báo uy tín trong lĩnh vực, sức tác động của nó là rất lớn.
Nhưng PR không chỉ có vậy. Nếu chỉ có vậy PR đã không thể thành công trên hàng loạt “mặt trận”: xây dựng thương hiệu mới; xây dựng lại thương hiệu cũ; xây dựng thương hiệu giáo dục, địa lý; đặt lại tên thương hiệu...
Một cuộc thăm dò ý kiến kiên trì tiến hành năm này qua năm khác, khảo sát về các cuộc bầu cử địa phương và trên toàn nước Mỹ, đã đưa cái tên Quinnipiac, một trường đại học tư nhỏ ở Hamden, Connecticut vào tâm thức của thị trường. Đó là PR!
Có thể kết luận bằng đoạn trích này trong sách: “Chiến tranh và tiếp thị có nhiều điểm giống nhau. Các tướng lĩnh quân sự đi vào cuộc chiến ngày nay với những vũ khí của ngày xưa thì sẽ chẳng khác gì các tướng chỉ huy tiếp thị đi vào cuộc chiến ngày nay với công cụ quảng cáo mà lẽ ra họ phải dùng PR”.
Theo Marketingvietnam

Tuesday, 3 November 2015

Tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng điện thoại

Biết cách lựa chọn thời điểm để gọi điện cho khách hàng tiềm năng cũng là một nghệ thuật và là một kĩ năng một nhân viên bán hàng cần có. Hơn nữa, không phải lúc nào nhân viên cũng cố gắng bán được hàng bằng mọi giá, mà cần phải nhớ rằng mục đích của các cuộc điện thoại tới khách hàng là thu thập thông tin về khách hàng, khơi gợi nhu cầu mua hàng và sắp xếp,quản lý lịch hẹn,lịch gọi với khách hàng bằng phần mềm CRM.

Những thông tin về lịch gọi điện,thời gian gọi điện,nội dụng gọi điện là gì,nhân viên nào gọi...sẽ được lưu trữ trong phần mềm CRM.Giúp nhân viên bán hàng tiết kiệm thời gian trong việc gặp gỡ và chinh phục khách hàng.
● Mục tiêu chính của việc gọi điện tiếp cận kiểu “doanh nghiệp đến doanh nghiệp” là để sắp xếp một cuộc hẹn, đúng hay sai?
● Đánh giá khách hàng trước khi thực hiện cuộc gọi là không quan trọng, mọi nhân viên bán hàng đều muốn sắp xếp càng nhiều cuộc hẹn càng tốt, đúng hay sai?
● Khi để lại lời nhắn, càng ít thông tin càng tốt, đúng hay sai?

Hãy đọc 12 câu hỏi trong bài kiểm tra về gọi điện cho khách hàng tiềm năng. Những câu hỏi này được phát triển dựa trên những thông tin trong quyển sách được Dale Carnegie đặc biệt viết về gọi điện cho khách hàng tiềm năng bằng chính kinh nghiệm của ông khi cung cấp các chương trình huấn luyện kỹ năng bán hàng toàn cầu. Nếu bạn hiểu đúng mục đích của việc gọi điện cho khách hàng tiềm năng, bạn có thể cải thiện khả năng phản hồi và bắt chuyện.
Bài kiểm tra dạng đúng sai này có thể giúp làm sáng tỏ những hiểu biết sai lệch và nhầm tưởng về gọi điện cho khách hàng tiềm năng. Chúng tôi dựa trên những câu trả lời hợp lý trong các cuộc nghiên cứu được ghi chép trong các quyển sách viết về gọi điện cho khách hàng tiềm năng và cả những kinh nghiệm thực tế trong vai trò nhà cung cấp các chương trình huấn luyện kỹ năng bán hàng toàn cầu.
Luôn nhớ trong đầu một điều rằng, một số câu hỏi chúng tôi nêu ra ở đây có thể sẽ có câu trả lời hợp lý khác nhau trong một số trường hợp đặc biệt. Và dĩ nhiên, những câu trả lời ở đây được dựa trên những tình huống chung và tổng quát nhất.

1. Mục đích chính của việc gọi điện tiếp cận kiểu “doanh nghiệp đến doanh nghiệp” là để sắp xếp một cuộc hẹn.
Đúng: Người bán hàng thường mắc phải sai lầm khi cố gắng bán tất cả những gì có thể ngay trong lúc gọi điện. Đây thật sự là một sai lầm chết người. Chỉ bán từng thứ một mà thôi. Nếu khách hàng sẵn lòng tiếp chuyện, hãy tập trung vào việc sắp xếp một buổi gặp mặt.
2. Thường kết quả tốt của cuộc gọi tiếp cận khách hàng mục tiêu là lời giới thiệu tới khách hàng khác?
Sai: Lời giới thiệu là biểu hiện của việc bạn không thể sắp xếp được cuộc hẹn nào cả.
3. Đánh giá khách hàng trước khi thực hiện cuộc gọi là không quan trọng. Mấu chốt là làm sao có được nhiều cuộc hẹn nhất có thể.
Sai: Hãy tiết kiệm thời gian của bạn và khách hàng bằng cách đánh giá thật kỹ trước khi sắp xếp và đi đến buổi hẹn với khách hàng.
4. Bạn nên để lại lời nhắn cho người mua khi bạn nhắn vào hộp thư thoại.
Đúng: Đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội nói về những ấn tượng tích cực về bạn và công ty. Luôn nhớ rằng, nhiều người luôn thắc mắc, bạn gọi để làm gì nếu không để lại lời nhắn?
5. Hầu hết nhân viên bán hàng sẽ không gọi nữa, sau khi đã thử bốn lần.
Đúng: Thật không may là nhân viên bán hàng hầu hết đều bỏ qua khách hàng đó sau bốn lần gọi.
6. Sau khi thực hiện được một số lượng cuộc gọi chắc chắn, thì không nên quá quan trọng việc duy trì thành tích hiệu quả làm việc của bạn.
Sai: Hầu hết mọi người đều ghét công việc giấy tờ và duy trì thành tích, nhưng đó lại là cách duy nhất để nhận biết công việc đang tiến triển. Và một số điều có thể không làm được trong năm nay, nhưng nó không có nghĩa trong tới hay thậm chí tuần tới nó cũng vậy.
7. Luôn kết bạn với “người chốt cửa”.
Sai: Có môí quan hệ tốt với “người chốt cửa” có thể là ưu thế đôí với nhân viên bán hàng. Những người này có thể giúp bạn có được cái nhìn tích cực trong mắt khách hàng. Vì vậy hãy luôn thật thân thiện với “người chốt cửa”, nhưng không nhất thiết phải trở thành bạn của họ. “người chốt cửa” có thể biết bạn muốn gì và nghi ngờ bạn đang lợi dụng họ, hoặc có khi họ chẳng có tí tác động nào đối với những người ra quyết định của công ty đó. Hãy thật cẩn thận, đừng nghĩ rằng những gì bạn đang làm thật tuyệt, trong khi thật ra bạn đang lãng phí thời gian của chính mình và của họ.
8. Nếu một khách hàng không muốn nói chuyện, có thể là do vấn đề riêng tư của họ?
Sai: Bạn không thể nào biết một người khác đang nghĩ gì, khi chỉ mơí nói chuyện điện thoại. Nhớ rằng, đừng đừng quan tâm đến vấn đề cá nhân của khách hàng.
9. Khi để lại lời nhắn bằng lời nói, càng ít thông tin càng tốt.
Đúng: Bạn có ba mươi giây để gây sự chú ý với khách hàng khi để lại tin nhắn bằng lời nói.
10. Những người bán hàng chuyên nghiệp luôn phát triển và tìm kiếm khách hàng mới dựa trên mạng lưới khách hàng hiện tại.
Sai: Theo thời gian, chúng ta sẽ mất dần khách hàng khi họ ngừng kinh doanh, đổi địa điểm, đổi nghành nghề kinh doanh và hàng tá những lý do khác. Một người bán hàng chuyên nghiệp luôn lên kế hoạch phòng khi bị mất khách hàng và tiếp tục tìm kiếm những khách hàng mới.
11. Các chuyên gia có kinh nghiệm thường soạn trước kịch bản những gì cần nói.
Đúng: chuẩn bị kịch bản có thể đảm bảo rằng chúng ta sử dụng những từ có tác động mạnh nhất. Các chuyên gia tập luyện đủ nhiều để khách hàng không thể nào nhận ra là họ đang nói theo kịch bản mẫu.
12. Không nhất thiết phải duy trì việc gọi điện cho khách hàng liên tục, khi công ty của bạn đã bắt đầu vào guồng, có thể hạn chế bớt.
Sai: Chủ yếu bạn sẽ làm việc với mạng lưới khách hàng hiện tại, nhưng nếu bạn dừng gọi cho khách hàng tiềm năng, bạn có thể sẽ bỏ lỡ nhiều khách hàng tiềm năng đấy.
(ST)

Sunday, 1 November 2015

Quy tắc xã giao trong kinh doanh trên khắp thế giới

nghi-thuc-xa-giao-trong-kinh-doanh1-085400282_700_3848.jpg
Sources: Internet

Tại sao nói không với khách hàng làm doanh thu của bạn tăng vọt ?

Đúng, đó là sự thật . Nói “Không” là một cách hay để khiến mọi người muốn có thêm các sản phẩm/dịch vụ  của bạn.
Tôi đã phát hiện ra sức mạnh của việc nói “không” khi công việc kinh doanh của chúng tôi thực sự trở lên bận rộn. Một khách hàng tiềm năng tiếp cận chúng tôi để thực hiện một dự án thương mại điện tử khá lớn. Chúng tôi không thể nhận làm dự án này và cũng không muốn nhận bất cứ dự án nào lớn hơn khả năng của chúng tôi lúc đó, vì vậy mà chúng tôi đã khéo léo từ chối vụ làm ăn đó.
Và chuyện gì đã xảy ra? Họ đã hỏi chúng tôi rằng chúng tôi có sẵn sàng xem xét lại không nếu như họ sẵn sàng trả hơn! Kết quả ngoài sức mong đợi đó đã khiến tôi rơi vào tình thế tiến thoái lương nan (mặc dù đó hoàn toàn là một việc tốt). Dường như khi bạn nói “không) với một thương vụ thì cũng không có nghĩa là bạn có thể từ chối không thực hiện nó.
Vấn đề ở đây là phần lớn các doanh nghiệp nhỏ lại hiếm khi nói “Không” với bất kỳ đối tác nào, vì vậy mà họ không bao giờ thấy được sức mạnh của từ có hai mặt nghĩa này trong kinh doanh. Mặc dù đó luôn là một chiến lược đầy rủi ro, nói “Không” có thể thực sự là một cách tốt khiến khách hàng càng tìm đến với bạn nhiều hơn.  
Có 4 cách nói “Không” để có thể có câu trả lời “ Có”
1. Trẻ con - Người lớn
Khi bạn còn là một đứa trẻ, bạn sẽ ghi nhớ một số thứ mà chỉ dành cho người lớn. Mẹ hoặc bố của bạn sẽ nói, “ Rượu Vodka, Whisky , bia chỉ dành cho người lớn, không phải dành cho con”. Sau đó như những đứa trẻ khác, chúng ta hoặc sẽ lén lút thử khi bố mẹ không để ý, có gắng xin bố mẹ cho “nếm một chút” hoặc mong chờ một ngày chúng ta đủ tuổi để thử nó. Cuối cùng khi chúng tôi cũng được thử nó thì chúng tôi gần như bị nghẹt thở và sau đó chúng ta làm ra vẻ như cái chất lỏng đang đốt cháy cổ họng của chúng ta có mùi vị rất ngon! Sau đó, lời nói dối nhỏ này sẽ đi theo chúng tôi tới tuổi trưởng thành như một phần ký ức đẹp.
Đơn giản là khi bạn nói với một ai đó rằng “ Cái này không phải dành cho bạn” thì điều đó sẽ hấp dẫn cái tính trẻ con nổi loạn trong họ và càng khiến họ muốn có nó hơn. Thật điên dồ nhưng đó lại là sự thật!
Đây là phần cuối cùng (đã được thay đổi một chút) của bài giới thiệu sản phẩm (đã được tô vẽ như một chuyên đề nghiên cứu vĩ đại về sức khỏe) mà tôi nhớ là đã nghe rồi. Mặc dù ví dụ cụ thể này sẽ trở nên hết sức rõ ràng khi bạn biết bạn đang cần tìm kiếm cái gì nhưng nó đã thành một hiện tượng thu hút đông đảo thính giả mặc dù người ta phải chi hơn 2000 đôla để có một chỗ ngồi tận cuối khán phòng.  
“Được rồi, vậy bây giờ bạn đã nghe tôi nói trong 20 phút, về việc làm thế nào tôi chữa được bệnh hôi mồm của tôi bằng sức mạnh của tư tưởng tích cực. Bây giờ tôi chỉ muốn kể cho bạn nghe về một cuôc hội thảo 3 ngày mà tôi đang tổ chức có tên gọi là “ Cuộc hành trình của mùi hôi”  nhưng trước khi tôi tiếp tục kể, tôi muốn làm rõ vài điều. Hội thảo này không phải dành cho tất cả mọi người! Chỉ những người lịch sự, quả quyết, thông minh, khôn ngoan, phóng khoáng và sẵn sàng hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn thì hãy đến và đăng tên trong ngày hôm nay tại các dãy bàn bên phải bên cạnh các lối ra.”
Trong khi tôi sửa đổi thông điệp này cho trò tiêu khiển của chúng ta thì bài thông điệp mẫu này thực sự đã tác động tới người thuyết trình và cả bạn nữa.
2. Việc “nói không” không có tác dụng
Tại sao khi mọi người nói với chúng ta đừng làm việc gì đó thì dường như nó lại xảy ra như thể có ma thuật? Đã bao nhiêu lần một ai đó đã nói “chú ý kẻo ngã “ chỉ trước khi một ai đó ngã sõng soài trên nền nhà? Có thể nào khi nói đừng làm cái gì đó thì chính bạn đã khiến cho điều đó xảy ra không? Đúng! Chắc chắn là thế!
Đây là một thử nghiệm…
Đúng, tôi không muốn bạn nghĩ về một con khỉ mầu hồng…Bây giờ thì đừng nghĩ về con khỉ mầu hồng đó đang nhẩy nhót và chơi một chiếc đàn ghi ta màu tía…
Và bạn làm gì đi nữa, xin đừng tưởng tượng là con khỉ mầu hồng ấy đang nhảy nhót trên lưng của một con voi mầu xanh đang lái một chiếc xe mô tô.
Mặc dù, tôi thực sự không thể chứng minh rằng bạn đang không nghĩ về những điều đó nhưng tôi chắc chắn 100% rằng bạn đang nghĩ về chúng.
“Cấm”chỉ là một từ - nhưng là con người, chúng ta thường phải trải nghiệm qua một cái gì đó để hiểu “cấm” làm một cái gì đó sẽ là như thế nào?
Trên thực tế tôi đã sử dụng thử một cái tiêu đề đơn giản như là….
“Cấm đọc tờ thông báo này…”
Tỉ lệ phản hồi lên tới gần 500% so với tiêu đề mà tôi đã sử dụng.trước đó.
Bạn sẽ làm gì nếu bạn nhận được một phong bì có những dòng chữ này..
"Do Not Open This Envelope"/ “Cấm mở phong bì này”
I know what I'd do!/ Tôi biết tôi sẽ làm gì.
Hey, you're reading this issue and I told you not to!
Này, bạn đang đọc bài này và tôi đã nói rằng bạn không được đọc nó!
Hãy nói cho mọi người biết bạn biết về chúng tôi. Hoặc nếu tôi nói “ Đừng nói cho mọi người biết bạn biết về chúng tôi “ ;-) Nhưng, thật sự nếu bạn biết những người khác cũng nên đọc bài này, thì hãy giúp chúng tôi và họ bằng cách nói cho họ biết về bài báo này…Cho nên trước khi bạn đọc phần còn lại của bài này  - Chỉ gửi cho họ đường link nàyhttp://www.leanmarketing.co.uk
3. Tôi muốn nó, Tôi muốn nó, Tôi muốn nó!
Nếu cái gì đó mà khó có thể có được thì nó sẽ làm tăng sự thèm muốn và giá trị của nó. Hãy nghĩ về kim cương hoặc những kim loại quý giá khác. Chúng chẳng hơn gì những viên đá xinh đẹp hay những kim loại bóng bẩy khác. Và nếu chúng ta có thể tạo ra những trang sức có giá trị hấp dẫn tương đương mà không cần dến chúng nữa thì con người sẽ  không liều lĩnh, pham tội , và thậm chí giết người dể có được chúng nữa.
Nếu bạn là người kỹ tính khi lựa chọn người làm việc cùng thì mọi người sẽ coi thấy được làm việc với bạn có giá trị và đáng hãnh diện nhiều hơn. Trường kinh doanh Havard hiểu điều này, DeVeers hiểu điều này, Ferrari hiểu điều này.
Harley Davidson thực sự hiểu hoàn toàn việc kinh doanh của mình bằng cách tạo ra một danh sách khách hàng chờ đợi 18 tháng.
Do đó, hãy nói với khách hàng của bạn rằng bạn không thể cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho họ với mottj lý do tích cực và họ sẽ tìm mọi cách để được đứng đầu trong danh sách khách hàng chờ của bạn.
4. Những người chống đối
Một số người có thói quen chống đối. Nếu bạn bảo họ làm một cái gì đó thì họ sẽ không làm. Nếu bạn bảo họ không được làm thì họ sẽ cứ tiến tới và làm bằng được. Trong một hoàn cảnh thích hợp nào đó, tất cả chúng ta đều sẽ có hành động chống đối này. Khi bạn nhận ra điều này thì bạn có thể sử dụng nó để có đối với tác động mang tính phá hủy.  
Ví dụ nếu bạn có một khách hàng tiềm năng triển vọng là người rất khó chịu – nói những điều như “Giá bên công ty XYZ thấp hơn giá bên công ty anh! Tại sao lại như vậy?” hay “ Tại sao tôi phải tin anh?” điều tồi tệ nhất mà bạn có thể làm là cố gắng đưa ra cho họ những câu trả lời thuyết phục. Như vậy chỉ tạo thêm một sự phản đối mới từ khách hàng. Thay vào đó, tôi sẽ làm như sau:
KHÁCH HÀNG : “ Giá của công ty XYZ rẻ hơn công ty anh. Tại sao tôi không nên làm ăn với họ? BẠN: “ Ông nói đúng Công y XYZ rẻ hơn công ty tôi. Thực tế là “tiền nào của nấy” nhưng nếu giá cả thực sự là một vấn đề đối với công ty ông thì có lẽ ông nên mua sản phẩm của bên họ.”
KHÁCH HÀNG: “Tại sao tôi phải tin điều amh nói?” BẠN: “ Tôi không muốn ông tin điều tôi vừa mới nói. Tôi muốn ông xem xét lại thực tế và chọn giải pháp phù hợp cho công ty ông.”
Tôi khuyên bạn nên thực hành phương pháp tiếp cận này trong một môi  trường an toàn trước – ví dụ thử với kahchs hàng mà bạn không bị áp lực rằng liệu có bán hàng được hay không. Khi bạn đã thấy trực tiếp nó hoạt động ra sao thì bạn sẽ thấy thú vị, tin tưởng vào bản thân và có thể sử dụng cách thức này khi thích hợp.  
Speak Soon,
'Dangerous' Debbie Jenkins
debs@debbiejenkins.com